Nên chăm sóc răng miệng cho trẻ như thế nào để hạn chế tình trạng sâu răng sữa là điều mà nhiều bậc phụ huynh đang lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này nào.

Cách phòng ngừa và điều trị sâu răng sữa ở trẻ em

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ

Răng

Răng có bề mặt quá sâu dễ lắng đọng thức ăn và vi khuẩn.

Răng mọc lệch, mọc ngầm dễ bị dắt thức ăn và rất khó làm sạch nên tạo điều kiện thuận lợi cho sâu răng phát triển.

Thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách

Chính thói quen ăn uống không khoa học, hợp lí giữa các bữa các ăn khiến cho vi khuẩn lên men, tạo thành axit tấn công men răng. Do còn nhỏ nên bé thường lười hoặc không có thói quen vệ sinh răng trước khi đi ngủ nên gây ra tình trạng sâu răng sữa. Bên cạnh đó, việc mẹ cho bé ăn đêm hay bú bình cũng gây hại cho răng của bé.

bé đánh răng

Chất đường và mảng bám thức ăn

Sau khi vào trong môi trường miệng, mảng bám thức ăn và vi khuẩn (streptococus mutans, lactobacillus acidophillus,…) không thể tự gây sâu răng được mà nó cần phải có sẵn nguồn đường cho sự chuyển hóa để sinh ra axit. Axit này khiến cho men răng bị mòn, mất khoáng men gây sâu răng.

Quá trình phát triển sâu răng sữa ở trẻ em

Sự phát triển sâu răng ở răng sữa cũng giống như ở răng vĩnh viễn nhưng tốc độ của nó nhanh hơn. Ban đầu chỉ là vết trắng ở bề mặt men và độ cứng của men giảm. Ở giai đoạn này bạn chỉ cần bổ sung fluor vào bề mặt răng là có thể tái tạo lại men và vết trắng này sẽ biến mất. Nếu không xử lý đúng cách thì sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy men, ngà răng và các lỗ sâu hình tròn, miệng trên hẹp, dưới rộng sẽ xuất hiện.

Tình trạng sâu răng sữa phát triển nhanh hơn răng vĩnh viễn, răng của bé có thể bị viêm tủy chỉ trong 2 – 3 tháng. Nếu bị viêm tủy thì khiến cho răng của bé nhạy cảm khi ăn các thực phẩm nóng, lạnh, chua, ngọt; thường đau nhức dữ dội về đêm.

Răng sữa có quan trọng không?

Hầu như mọi người đều có quan niệm răng sữa có bị sâu cũng không sao vì dù gì thì sau này cũng có răng vĩnh viễn. Điều này là không đúng vì răng sữa khi bị sâu sẽ khiến bé rất đau, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và việc ăn nhai của bé. Nếu phải nhổ răng sữa sớm thì răng vĩnh viễn có thể bị tổn thương bởi áp-xe quanh chân răng sữ và răng vĩnh viễn sẽ mọc sai vị trí. Do vậy, cha mẹ nên đưa con mình đến phòng khám nha khoa ngay khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ.

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ

Để phòng ngừa sâu răng ở trẻ, cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho bé bằng các biện pháp sau:

  1. Tập cho bé thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày: đánh răng 3 lần mỗi ngày, chải răng nhẹ nhàng các mặt, đánh răng theo chiều dọc của răng, dùng kem đánh răng có chứa fluor để tăng sức đề kháng cho răng.
  2. Kiểm soát chế độ và thói quen ăn uống của trẻ
  3. Nên cho trẻ khám răng định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để phát hiện các bệnh răng miệng và có biện pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm: Phải làm gì nếu trẻ nghiến răng khi ngủ