chăm sóc răng miệng không đúng cách, ăn uống thiếu khoa học, …. đều sẽ khiến miệng bạn có mùi khó chịu. Ngoài việc khiến bạn xấu hổ nó còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh nữa đấy. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nào!

Hôi miệng và 6 sự thật đến khó tin

Hôi miệng do đâu?

Để điều trị hôi miệng triệt để, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bệnh đến từ miệng hay do các bộ phận khác trong cơ thể. Các chuyên gia cho biết mùi hôi ở miệng là do các hợp chất lưu huỳnh gây ra.

Hợp chất này là do bạn vệ sinh răng miệng không tốt, vụn thức ăn và vi khuẩn kết hợp với nhau tạo ra mùi hôi khó chịu. Những loại thức ăn có mùi nặng cũng khiến hơi thở của bạn không được thơm tho.

Hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh răng miệng đấy. Khi bạn chải răng không sạch thì vụn thức ăn bám vào chân răng, tạo thành vôi răng. Ổ vi khuẩn này sẽ tấn công răng gây viêm nướu, sâu răng…

Khô miệng cũng là nguyên nhân khiến hơi thở bị hôi. Bình thường, tuyến nước bọt giúp cho miệng được giữ sạch và ướt. Miệng khô sẽ làm cho những tế bào chết dính trong khoang miệng và gây ra mùi hôi. Nếu bạn ngủ há miệng sẽ khiến cho miệng khô, khó mở miệng và hôi nhiều hơn vào buổi sáng.

Top 3 bệnh răng miệng thường gặp ở người Việt Nam

Một số bệnh như nhiễm trùng phổi kinh niên hay sưng nhọt trong phổi cũng gây ra mùi hôi khó chịu. Bệnh suy thận khiến hơi thở có mùi như nước tiểu, bệnh suy gan lại có mùi như cá tanh, bệnh dạ dày cũng gây ra mùi hôi. Bệnh viêm xoang cũng gây ra mùi hôi vì nước mũi chảy xuống đằng sau họng. Những mụn trong miệng cũng thường đi kèm theo mùi hôi khi chúng ta thở.

Hút thút là cũng là nguyên nhân gây hôi miệng vì nó khiến miệng bị khô và dễ bị viêm nướu.

Phòng ngừa hôi miệng bằng cách nào?

Vệ sinh răng miệng thường xuyên, khoa học là cách phòng chống hôi miệng hiệu quả. Lựa chọn loại bàn chải thích hợp, khi chải nên chú ý chải sạch các khe nướu. Bạn nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh các kẽ chân răng. Đừng quên làm sạch lưỡi bằng bàn chải hay dụng cụ để cạo lưỡi chuyên biệt.

Đánh răng theo chiều ngang khiến răng bị tổn thương

Bạn nên uống nhiều nước để tăng lưu lượng nước bọt trong miệng. Nên bỏ thuốc lá và rượu. Khám răng định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần để kiểm tra và làm sạch răng.

Xem thêm: