Nha chu không những gây mất răng hàng loạt mà còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Hãy cùng mình tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa căn bệnh này nào.

Phòng ngừa và điều trị bệnh nha chu triệt để

Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu

Bình thường nướu răng bám chặt vào chân răng để bảo vệ cho phần xương ổ răng nằm ở bên dưới, các gai lợi ở giữa các răng được tròn đều, săn chắc giúp cho thức ăn trượt đi dễ dàng, không bị mắc kẹt và đọng lại khi nhai các loại thức ăn. Nếu răng miệng không được vệ sinh đúng cách hàng ngày thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến lợi bị viêm nhiễm, sưng phồng, chảy máu, phá hủy xương ổ răng, hậu quả cuối cùng là mất răng.

Dấu hiệu để nhận biết bệnh là nướu từ màu hồng nhạt hay hồng đậm chuyển sang đỏ thẫm, sưng, dễ chảy máu khi có lực tác động vào, hơi thở có mùi hôi,…Bệnh trải qua 4 giai đoạn gồm:

  1. Cao răng và mảng bám vi khuẩn tích tụ lại ở cổ răng, chung quanh lợi răng, kẽ răng sẽ kích thích gây nên tình trạng viêm lợi răng.
  2. Lợi răng bị viêm nhiễm, sưng phồng, dễ chảy máu khi ăn và khi nhai thức ăn.
  3. Tình trạng viêm nhiễm lan tỏa rộng tạo thành túi nha chu chứa vi khuẩn và chất mủ nếu không được điều trị.
  4. Giai đoạn xương ổ răng bị phá hủy, lợi răng bị tụt xuống, răng lung lay và rụng ra ngoài dẫn đến tình trạng mất răng.

Phòng bệnh nha chu

Điều trị sâu răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Để phòng bệnh nha chu bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách, khám nha khoa định kỳ thường xuyên 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh răng miệng. Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ giúp cho miệng được sạch và có mùi thơm.

Xem thêm: Top 7 bệnh răng miệng thường gặp và cách phòng ngừa