Khi bệnh viêm nướu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển thành bệnh nha chu, bệnh nha chu làm phá hủy mô nâng đỡ của răng gồm: xương, lợi và hệ thống dây chằng nha chu.

Trong khoang miệng mà chúng ta nghĩ rằng khỏe mạnh, có những điều mà chúng ta không ngờ:

Nha chu

– Có 6 tỉ vi khuẩn nói chung.

– Có 500 loại vi khuẩn khác nhau.

– Khoảng 100 triệu vi khuẩn trong mỗi ml mước bọt.

Các triệu chứng bệnh nha chu

– Nướu dễ chảy máu (khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa)

– Nướu đỏ, sưng và mềm

– Nướu yếu dần.

– Nướu bị kéo ra khỏi răng, làm cho răng trông dài hơn so với bình thường

– Hơi thở có mùi khó chịu

– Có mũ ở dưới chân răng và nướu.

– Răng bị lung lay

– Làm thay đổi khớp cắn của răng, răng thưa.

Các yếu tố rủi ro

– Bệnh tiểu đường

– Điều trị chỉnh răng

– Mang thai

– Yếu tố di truyền

– Vệ sinh răng miệng kém

Nha chu

Nếu viêm nướu không được điều trị hoặc trì hoãn thì sẽ lây lan từ nướu sang dây chằng và xương nâng đỡ răng. Mất sự nâng đỡ là nguyên nhân răng trở nên lỏng lẻo và cuối cùng là rơi ra. Nha chu là nguyên nhân chính của việc mất răng ở người lớn và ảnh hưởng đến 10-20% dân số.

Nhẹ: 1 mm nướu bị mất

Trung bình: 3 mm nướu bị mất

Nghiêm trọng: 5 mm nướu bị mất

Biện pháp phòng ngừa

vệ sinh răng miệng phòng ngừa nha chu

– Đánh răng 2 – 3 lần/ngày

– Sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch mảng bám ở kẽ răng.

– Bổ sung lợi khuẩn cho sức khỏe răng miệng

– Đến nha sĩ định kì để kiểm tra vệ sinh răng miệng

>>> Bệnh nha chu viêm có nguy hiểm không và cách phòng ngừa