Sâu răng nếu không điều trị hoặc điều trị không hoàn toàn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ răng miệng và các bộ phận khác. Có rất nhiều cách điều trị cho những trường hợp răng sâu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.

Sâu răng và cách điều trị an toàn hiệu quả

Sâu răng là gì?

Sâu răng hay răng hư là bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý, vệ sinh răng miệng chưa tốt hay do yếu tố di truyền. Thông thường, sâu răng phát triển ở mặt nhai, kẽ răng và đường viền nướu.  Theo các bác sĩ nha khoa thì răng số 8 là răng có khả năng sâu cao nhất, lý do là bàn chải rất khó chải tới và làm sạch răng này.

Răng bị sâu có cần phải nhổ không?

Sâu răng nếu không được điều trị đúng cách, dứt điểm thì sẽ gây đau nhức và lan tới tủy răng. Một khi tủy răng chết sẽ gây nhiễm trùng, thân răng sẽ bị bể dần và chỉ còn lại chân răng. Khi bị sâu răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có cách điều trị phù hợp.

Răng bị sâu có cần phải nhổ không?

Tuỳ vào từng trường hợp răng sâu khác nhau mà nha sĩ có thể giữ lại hoặc nhổ răng:

  • Răng sâu quá lớn chỉ còn lại chân, răng lung lay do bệnh nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến hoặc để điều trị chỉnh hình thì phải nhổ răng.
  • Trong trường hợp răng còn giữ lại được, bác sĩ sẽ trám bít các lỗ răng sâu. Răng đã trám giữ được bao lâu còn tùy thuộc ở bạn và độ lớn của miếng trám. Miếng trám càng to thì răng càng yếu. Nếu miếng trám hư và răng tiếp tục bị sâu nặng hơn thì phải nhổ bỏ.
  • Khi răng hư quá nặng, tiêu xương và không còn khả năng giữ lại thì bắt buộc phải nhổ để tránh nhiễm trùng lan rộng.

Giữ hàm răng chắc khoẻ để phòng ngừa sâu răng

Để sâu răng không “gõ cửa”, bạn nên chăm sóc, vệ sinh răng miệng của mình thật tốt:

  • Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và đều đặn sau mỗi bữa ăn
  • Dùng chỉ nha khoa đúng cách để loại trừ thức ăn, mảng bám còn dính lại ở kẽ răng.
  • Sử dụng nước súc miệng và kem đánh răng có fluor để ngăn ngừa sâu răng và giúp răng nướu chắc khoẻ.
  • Chế độ ăn uống hợp lí, hạn chế ăn vặt thực phẩm chứa quá nhiều đường và tinh bột.
  • Khám răng định kì 6 tháng/lần để được tư vấn về cách ngăn ngừa và điều trị sâu răng hiệu quả.

Phương pháp điều trị

Tóm lại, có rất nhiều cách điều trị răng sâu. Để giải đáp thắc mắc liên quan đến việc sâu răng nên nhổ không, tốt nhất bạn nên đến phòng khám nha khoa để được tư vấn và có cách chữa trị phù hợp cho từng trường hợp sâu răng cụ thể. Bên cạnh đó, đừng quên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sâu răng bên trên để hàm răng luôn chắc khoẻ bạn nhé.