Nâng xoang là chỉ định của bác sĩ khi thể tích vùng xương bị mất răng không đủ khối lượng để đảm bảo cho việc cắm Implant thì nâng xoang hàm ghép xương là giải pháp đầu tiên cần áp dụng. Dưới đây là một số kiến thức về nâng xoang bạn cần biết.

nâng xoang

3 trường hợp cần nâng xoang:

– Bị mất răng trong của hàm lâu ngày
– Sau khi bạn nhổ các răng bị nha chu hay nhiễm trùng
– Cấu trúc xoang hàm xuống sát đỉnh sóng hàm trên

Các đối tượng chống chỉ định đối với nâng xoang

– Trường hợp xoang không lành mạnh
– Trường hợp bị viêm xoang thì cần điều trị xoang trước khi nâng xoang
– Chiều cao của xương giữa đủ giới hạn bên ngoài của xương và nơi xoang bắt đầu thì cấy ghép Implant thực hiện được.

Quy trình nâng xoang hàm

Bước 1: Kiểm tra tổng quát răng miệng

Đầu tiên bạn sẽ được kiểm tra răng miệng hoàn toàn để loại bỏ những chất tồn đọng và tránh những bệnh răng miệng về sau và xác định xem bạn có đủ điều kiện để nâng xoang hay không.

Bước 2: Chụp phim X-Quang kỹ thuật số 3D Cone beam CT

Ở bước này, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang cho bạn bằng máy Cone beam CT 3D kỹ thuật số để kiểm tra cấu trúc và hình dáng xoang hàm, thể tích và chất lượng xoang.

Từ phim CT chụp được bác sĩ sẽ đưa qua phần mềm phân tích để kiểm tra tính chính xác của chiều cao, bề rộng của xương còn lại, đưa ra thể tích xương cần cấy ghép.

Bước 3: Nâng xoang

Nâng xoang kín: Đối với trường hợp thiếu ít xương, bác sĩ sẽ khoan 1 lỗ qua sóng hàm của phần mất răng, sau đó cho bột xương từ từ vào đúng chiều cao mong muốn. Trong trường hợp này có thể cắm Implant cùng lúc.

Nâng xoang hở: Bác sĩ cắt nướu ở vùng bên sóng hàm mất răng, tách bóc nướu để bộc lộ xương hàm, tạo 1 cửa sổ nhỏ đi vào vùng xoang hàm. Sau đó dùng dụng cụ tách bốc màng xương hàm bằng vật liệu ghép xương được nhồi vào khoảng trống ( giữamàng xoang và xương hàm.) sau đó đợi xương phục hồi sẽ tiến hành cắm implant.