Rất nhiều người trong chúng ta đang mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc bảo quản bàn chải đánh răng của mình. Hãy cùng mình tìm hiểu những sai lầm đó là gì nào.

3 sai lầm trong việc bảo quản bàn chải đánh răng

Bạn có biết! Bàn chải đánh răng được xem như “cột thu lôi” các loại vi khuẩn, nấm mốc, gây nên các bệnh răng miệng như sâu răng hay viêm nướu.

Đặt bàn chải nằm ngang

Sai lầm nghiêm trọng phải kể đến đầu tiên đó là để bàn chải nằm ngang sau khi đánh răng xong. Tốt nhất bạn nên để bàn ở nơi thoáng mát, dựng đứng chúng để róc nước, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải.

Theo tiến sĩ Curatola mọi người nên sử dụng 1 miếng chắn bằng vải màn để bảo quản bàn chải, vừa giúp bàn chải khô ráo vừa chống lại vi trùng.

Sử dụng lò vi sóng để khử trùng bàn chải

Sai lầm kế tiếp là sử dụng lò vi sóng để khử trùng bàn chải đánh răng vì việc làm này sẽ khiến thành phần nhựa, silicon hay nylon trong bàn chải biến tính và tan chảy, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể gây ra bệnh vô sinh và các bệnh ung thư khác nhau.

Sau khi đánh răng xong bạn nên rửa bàn chải với nước ấm và một lượng nhỏ xà phòng để làm sạch bàn chải. Tốt nhất nên dùng 1 miếng chắn bằng vải màn để tránh nhiễm khuẩn và thay bàn chải đánh răng mới ít nhất 4 lần một năm .

Làm sạch bàn chải bằng kem đánh răng

Làm sạch bàn chải bằng kem đánh răng

Bạn có biết trong miệng chúng ta có hàng tỉ vi khuẩn nên những kem đánh răng thông thường không có tác dụng gì với vi khuẩn trên bàn chải. Tuy nhiên nó lại không tốt nếu sử dụng kem đánh răng không đảm bảo chất lượng hay nước súc miệng.

Ngoài ra, để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng, bạn không nên sử dụng kem đánh răng chứa hóa chất như sodium laurel sulfate hay triclosan copolymer. Sodium laurel sulfate là một chất tẩy rửa, nó sẽ gây khó chịu cho miệng, thậm chí làm loét miệng. Hơn nữa, các chuyên gia lo ngại rằng việc tiếp xúc với hóa chất triclosan, một chất kháng khuẩn và kháng nấm, có thể làm tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Và như thế những vi khuẩn này sẽ “bám trụ” vào bàn chải đánh răng.

Nguồn: Afamily

Có thể bạn quan tâm: Bệnh răng miệng thường gặp gây hại đến cơ thể như thế nào?