Khi mang thai phụ nữ thường dễ mắc phải các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nha chu,… khiến cho thai nhi bị tim bẩm sinh, nhẹ cân.

2 bệnh răng miệng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Viêm nướu

Khi mang bầu, lượng estrogen trong cơ thể người nữ tăng dẫn đến hình thành tế bào bị viêm, gây tắc nghẽn dịch nướu và sưng, dễ chảy máu khi bị chạm vào. Tránh nhai kẹo cao su vì sẽ làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Những thay đổi về hệ miễn dịch trong suốt thời kỳ mang thai có liên quan đến sự giảm số lượng bạch cầu trung tính và hoạt động thực bào, giảm sự đáp ứng của lympho bào và làm sức đề kháng. Đó chính là những nguyên nhân khiến các sản phụ dễ bị viêm, đặc biệt là viêm nướu.

Sâu răng

Trong thời kỳ mang thai, lượng pH trong nước bọt bị giảm đi gây ra sự kháng axit và sự khử các chất khoáng ở răng gây ra các bệnh răng miệng. Chế độ ăn uống thất thường cũng làm tăng sự thèm ăn vào khoảng thời gian đặc biệt như nửa đêm hoặc sáng sớm. Bên cạnh đó, nhiều bà bầu cẩu thả trong việc đánh răng là những lý do chính gây ra sâu răng.

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút khiến bệnh sâu răng phát triển nhanh chóng. Do vậy, để ngăn ngừa sâu răng, các mẹ hãy đánh răng kỹ và dùng nước súc miệng sau mỗi lần ăn.

Chăm sóc răng miệng khi mang bầu

Chăm sóc răng miệng khi mang bầu

Các mẹ nên nhớ những lưu ý sau đây để bảo vệ sức khỏe và tránh các bệnh răng miệng:

  • Đánh răng sau khi ăn
  • Sử dụng chỉ nha khoa và hạn chế dùng tăm để tránh gây tổn thương lợi.
  • Nên uống nhiều sữa và hạn chế dùng thực phẩm có chứa nhiều đường như kẹo, caramen….
  • Không nên dùng những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, tăng cường ăn rau xanh để giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Nên đi khám răng định kỳ thường xuyên, ít nhất là 6 tháng/lần

Nguồn: Afamily